Tin tức
Các phương thức thanh toán phổ biến tại Việt Nam: Người tiêu dùng muốn gì?
27 Sep, 2024
Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng trong việc hội nhập những xu thế thanh toán mới. Người tiêu dùng Việt sẵn sàng đón nhận những phương thức thanh toán hiện đại, giúp quá trình giao dịch trở nên tinh gọn và tiện lợi hơn.
5 phương thức thanh toán phổ biến của người tiêu dùng Việt
1. Thanh toán bằng tiền mặt
Không ai có thể phủ nhận sự bùng nổ của xu hướng thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc tiền mặt đã hoàn toàn đánh mất vị thế của mình đối với người Việt.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối tháng 1/2024, thị trường sở hữu gần 21 nghìn ATM hỗ trợ người dân rút tiền mặt. Bất chấp thực tế người Việt đang chuyển đổi sang thanh toán trực tuyến, con số này chỉ giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2023. Số liệu này cho thấy, người tiêu dùng Việt đang đón nhận những cách thức thanh toán hiện đại hơn, song chưa hoàn toàn loại bỏ việc sử dụng tiền mặt trong cuộc sống hàng ngày.
Người Việt vẫn ưu tiên tiền mặt khi giao dịch trực tiếp hoặc nhận hàng COD – chiếm 73%, theo Nghiên cứu Thái độ thanh toán của người tiêu dùng 2023 của VISA. Tiền mặt cũng được sử dụng nhiều tại nông thôn và các khu vực chưa được đầu tư hạ tầng công nghệ.
Trên phạm vi châu Á, báo cáo của FIS năm 2023 cho biết, Việt Nam là nước có tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt (38%) cao thứ 4 trong số 40 thị trường châu Á tham gia khảo sát, chỉ sau Thái Lan (46%), Philippines (44%) và Nhật Bản (41%).
2. Thanh toán bằng mã QR
Tuy là hình thức “sinh sau đẻ muộn”, nhưng thanh toán bằng mã QR đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và được đông đảo người tiêu dùng Việt bất kể lứa tuổi ưa chuộng.
Cụ thể, số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đầu năm 2024 đã cho thấy mức tăng trưởng bùng nổ của thanh toán mã QR: tăng 892,95% về số lượng và 1.062,01% về giá trị. 90% người Việt quét mã QR để thanh toán ít nhất 1 lần mỗi tuần, theo Nghiên cứu Thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2024 (VISA). Từ khách sạn, nhà hàng, cây xăng, chợ hay thậm chí cả quán nước vỉa hè, không khó để bắt gặp hình ảnh mã QR chuyển khoản. Ngay cả trong những giao dịch “vài nghìn đồng”, người Việt vẫn sẵn sàng rút điện thoại ra để quét mã.
Nhanh chóng và tiện lợi là những ưu điểm nổi bật của phương thức thanh toán này. Không chỉ dễ dàng với người mua, mã QR cũng đem đến nhiều lợi ích cho người bán. Chỉ với 1 mã QR, chủ cửa hàng có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán không tiền mặt của khách hàng mà không cần đầu tư kỹ thuật phức tạp.
3. Thanh toán bằng ví điện tử
Theo báo cáo của FiinGroup, thị trường ví điện tử tại Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép 83,5% trong giai đoạn 2018 – 2023. Tính đến cuối năm 2023, số lượng tài khoản ví điện tử tại Việt Nam cán mốc 36 triệu. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 50 triệu vào cuối năm 2024.
Người Việt vẫn lựa chọn ví điện tử khi cần thanh toán các loại dịch vụ và hóa đơn. Tuy nhiên, hình thức này đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ “cái tên mới nổi” mã QR. Nhiều ý kiến cho rằng, các dịch vụ thanh toán vốn là thế mạnh của ví điện tử trước kia giờ đã được tích hợp trên các ứng dụng ngân hàng. Việc thanh toán đã có mã QR và các nền tảng khác, còn ví điện tử chỉ dùng để săn các khuyến mãi và mã giảm giá. Có thể thấy, đây chính là trở ngại lớn mà ví điện tử cần vượt qua trong tương lai gần.
4. Thanh toán bằng thẻ
“Người tiêu dùng Việt có thường xuyên thanh toán bằng thẻ không?” Dạo quanh quầy thanh toán của cửa hàng, không khó để nhận ra rằng hình thức quẹt thẻ đang “lép vế” hơn nhiều so với quét mã QR. Tuy nhiên, thực tế này chưa phản ánh đúng hoàn toàn bức tranh dùng thẻ của người tiêu dùng Việt hiện nay.
Thống kê của Chi Hội Thẻ, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã chỉ ra: tổng số lượng thẻ đạt 138 triệu vào năm 2024, tăng 14% so với năm 2021. Trong đó, thẻ ghi nợ nội địa chiếm tỷ lệ trội hơn thẻ thanh toán quốc tế.
Theo dữ liệu từ Nghiên cứu Thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2024 (VISA), người Việt ít lựa chọn quẹt thẻ máy POS khi thanh toán tại cửa hàng. Song, các hình thức ít truyền thống hơn của thanh toán thẻ lại được người Việt sử dụng nhiều, cụ thể:
– 47% người tiêu dùng Việt sử dụng thẻ tín dụng/ghi nợ để thanh toán điện tử
– 39% người tiêu dùng Việt thanh toán bằng thẻ contactless
– 46% người tiêu dùng Việt thanh toán không chạm bằng thẻ ảo tích hợp trên điện thoại
Đặc biệt, tỷ lệ 46% người Việt dùng thẻ ảo đã vượt xa chỉ số trung bình của toàn khu vực (29%), cho thấy sự nở rộ của xu hướng chuyển dịch từ thẻ vật lý sang thanh toán không chạm bằng thẻ ảo tại thị trường Việt Nam. Sự xuất hiện của thẻ ảo tích hợp trên smartphone đã giúp người tiêu dùng Việt giản tiện quy trình thanh toán và hạn chế tình trạng mất cắp thẻ.
5. Thanh toán bằng Mobile Banking
Trong thời đại smartphone trở thành “vật bất ly thân” của người Việt dù là khi ở nhà hay ra đường, Mobile Banking tiếp tục là hình thức thanh toán được đông đảo người Việt lựa chọn. Báo cáo năm 2024 của VISA cho biết, 92% người Việt thích dùng app ngân hàng hơn là truy cập vào website để thanh toán.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, thanh toán Mobile Banking vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong năm 2024: tăng 68,54% về số lượng và 41,12% về giá trị so với năm 2023.
Bất cứ khi nào mở tài khoản ngân hàng, người tiêu dùng đều được nhân viên hướng dẫn tải và sử dụng ứng dụng ngân hàng đó. Thông qua ứng dụng, người dùng có thể chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, quản lý tài chính,.. một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đây chính là một trong những lý do khiến phần đông người Việt vẫn duy trì thói quen thanh toán Mobile Banking, bất chấp sự ra đời của các hình thức thanh toán mới.
Kết luận
Ngoại trừ tiền mặt, mọi phương thức thanh toán số tại Việt Nam đều đang ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đây là dấu hiệu cho thấy người Việt đang đón nhận làn sóng thanh toán trực tuyến một cách tích cực. Họ không trung thành với một lựa chọn cố định. Thay vào đó, họ thanh toán theo nhiều cách và không ngại tiếp thu những hình thức mới hơn, hiện đại hơn.
Trước thực tế này, các cửa hàng, doanh nghiệp cần tích hợp nhiều phương thức thanh toán khác nhau để không hạn chế trải nghiệm của khách hàng. Và AppotaPay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết bài toán này thông qua việc cung cấp các giải pháp thanh toán số thông minh, tiết kiệm chi phí:
– Cổng thanh toán: chấp nhận đa dạng hình thức thanh toán trực tuyến như thẻ ATM, thẻ quốc tế, chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử, tiền di động,…
– Thiết bị thanh toán thẻ SmartPOS: hỗ trợ thanh toán tại điểm bán với nhiều hình thức: thẻ chip/từ/contactless, quét mã QR, Samsung Pay/Apple Pay,…
– QR Pay: giải pháp thanh toán tiện lợi cho các chủ cửa hàng, không yêu cầu lắp đặt thiết bị, đấu nối kỹ thuật
Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm các giải pháp thanh toán của AppotaPay tại đây!
Bài viết liên quan
Bài viết liên quan
Sẵn sàng để bắt đầu?
Hưởng chiết khấu hấp dẫn dành riêng cho các đối tác
của AppotaPay!
Thanh toán toàn diện - Kết nối thuận tiện
Trải nghiệm giải pháp công nghệ số mới nhất từ AppotaPay.
Liên hệ
Trụ sở chính: số 15-17, ngõ 81 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Chi nhánh: Tầng 4, số 408, Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tổng đài hỗ trợ tư vấn: 19006004
Liên hệ kinh doanh: (+84) 907788363
DỊCH VỤ
Trải nghiệm
Đã được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán số 74/GP-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam vào 08/10/2020.
Thanh toán toàn diện - Kết nối thuận tiện
Trải nghiệm giải pháp công nghệ số mới nhất từ AppotaPay.
Liên hệ
Trụ sở chính: số 15-17, ngõ 81 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Chi nhánh: Tầng 4, số 408, Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tổng đài hỗ trợ tư vấn: 19006004
Liên hệ kinh doanh: (+84) 907788363
DỊCH VỤ
Đã được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán số 74/GP-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam vào 08/10/2020.