Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI 2024), Việt Nam là quốc gia sở hữu mức tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) nhanh nhất Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng 25% và quy mô trên 25 tỷ USD. Thực tế này đã biến thị trường Việt Nam trở thành điểm đến đầy tiềm năng trong mắt các đơn vị TMĐT quốc tế.
Điểm tin quý III/2024: Thị trường thương mại điện tử Việt Nam có gì nổi bật?
Temu chính thức tiến vào thị trường Việt Nam
Temu – sàn thương mại điện tử giá rẻ của Trung Quốc đã chính thức gia nhập thị trường Việt vào tháng 10 vừa qua, theo nguồn tin từ Momentum Works. Trước đó, cái tên “sừng sỏ” này đã càn quét thị trường Đông Nam Á với sự xuất hiện lần lượt tại Philippines và Malaysia vào năm 2023, tiếp đến là thị trường Thái Lan vào tháng 7/2024.
Kể từ khi ra mắt tại thị trường nội địa, Temu liên tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, Theo báo cáo của ECDB, tổng giá trị giao dịch (GMV) của Temu đạt 290 triệu USD trong năm 2022. Nhưng chỉ sau 1 năm, con số này đã tăng hơn 4.500%, đạt gần 14 tỷ USD. Cùng với đó, Temu ghi nhận số lượt tải ứng dụng bỏ xa các đối thủ khác, với 41,3 triệu lượt (tháng 3/2024) và vượt 54 triệu lượt (tháng 8/2024).
Hiện tại, website Việt Nam của Temu vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đủ tính năng và thiếu nhiều hình thức thanh toán người Việt thường sử dụng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Temu không thể tạo ra sức ép đối với thị trường TMĐT Việt. Trái lại, với chính sách giá hấp dẫn, cho phép người tiêu dùng mua hàng Trung và nhận trực tiếp tại nhà, Temu hứa hẹn sẽ làm đảo chiều cán cân E-commerce Việt Nam vốn đang lệch hẳn về Shopee với 71,4% thị phần GMV*.
*Số liệu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, quý II/2024
1688 và những cập nhật mang tính “bản địa hóa”
Cuối tháng 9/2024. nền tảng TMĐT chuyên sỉ 1688 (thuộc Alibaba) chính thức cập nhật phiên bản tiếng Việt cho ứng dụng. Bên cạnh đó, ứng dụng 1688 cũng bổ sung thêm phương thức thanh toán bằng thẻ VISA và hỗ trợ chuyển hàng thẳng từ Trung Quốc về Việt Nam chỉ trong 1 tuần.
Mặc dù giao diện chuyển ngữ chưa thật sự hoàn chỉnh, sự thay đổi này đã góp phần đơn giản hóa quá trình nhập hàng xuyên quốc gia cho các nhà buôn; đồng thời cũng là dấu mốc quan trọng trên hành trình 1688 tiến hành bản địa hóa để đáp ứng nhu cầu người Việt và tiến sâu hơn vào thị trường TMĐT Việt Nam.
Vipo Mall “trình làng” âm thầm nhưng đầy hứa hẹn
Gần đây, người dùng đã nhận thấy sự xuất hiện hoàn toàn mới của mục Vipo Mall bên trong ứng dụng Viettel Post. Tuy chưa có bất cứ thông tin chính thức nào được tung ra, nhưng qua trải nghiệm thực tế của người dùng, có thể khẳng định đây là một dịch vụ mua hộ xuyên biên giới đang trong quá trình chạy thử nghiệm của Viettel Post.
Vipo Mall cho phép người tiêu dùng mua hàng Trung Quốc từ các nguồn 1688, Taobao, Pinduoduo, JD.com, hàng Nhật Bản và Hàn Quốc mà không cần biết ngoại ngữ hay có liên kết với đơn vị hỗ trợ thông quan. Điều duy nhất người dùng cần làm là mở ứng dụng Viettel Post và mua hàng, sau đó nhận sản phẩm tận tay thông qua hệ thống logistics của đơn vị này.
Sự ra đời của Vipo Mall không chỉ củng cố vị thế vững chắc của Viettel Post trên thị trường logistics nội địa, mà còn mở ra một con đường mới để đơn vị này tìm kiếm cơ hội trong ngành TMĐT Việt Nam – một sân chơi nảy lửa với sự áp đảo gần như tuyệt đối của các ông lớn nước ngoài.
Hướng đi phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Trong thời gian tới, các sàn TMĐT sẽ tung ra chính sách giá ưu đãi cùng hàng loạt khuyến mãi “sập sàn” để mở rộng tệp khách hàng. Kết quả là, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước không có đủ tiềm lực tài chính sẽ đứng trước nguy cơ bị các đại diện E-commerce quốc tế “xóa sổ”.
Trước những thách thức đầy cam go này, các đơn vị bán lẻ buộc phải vạch ra chiến lược mới để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Tập trung vào chất lượng sản phẩm
Giá rẻ là yếu tố tiên quyết giúp Temu và các sàn TMĐT Trung Quốc đạt được thành công vang dội như hiện nay. Song, khi các đơn vị này dồn toàn lực vào mục tiêu giảm chi phí, chất lượng sản phẩm sẽ ra sao lại là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Báo cáo toàn cảnh Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến quý 1/2024 của Metric cho biết, giá rẻ là một điểm trừ đối với các mặt hàng sức khỏe, làm đẹp hay công nghệ cao. Bởi trong nhận thức của người tiêu dùng, giá rẻ thường đi đôi với chất lượng không đảm bảo. Đó cũng là lý do mà khách hàng ngày nay không chỉ cân nhắc yếu tố chi phí, mà còn quan tâm đến điểm đánh giá mà sản phẩm nhận được.
Trước thực tế này, các doanh nghiệp bán lẻ có thể biến lỗ hổng chất lượng của đối thủ thành lợi thế cho mình, bằng cách bỏ qua cuộc chiến về giá và đầu tư nhiều hơn cho giá trị thực của sản phẩm
Nâng cấp hạ tầng thanh toán
Theo số liệu của ConvertCart năm 2024, 54% khách hàng sẽ ngừng mua sắm nếu các tùy chọn thanh toán bị giới hạn ở thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Báo cáo của DHL năm 2024 về người mua sắm trực tuyến toàn cầu cũng chỉ ra, 61% khách hàng sẽ từ bỏ giỏ hàng khi không được cung cấp phương thức thanh toán mà họ mong muốn.
Đây cũng chính là một trong những rào cản lớn nhất của các sàn TMĐT Trung Quốc khi tiến sang thị trường quốc tế. Với Temu hoặc 1688, khách hàng Việt hiện vẫn chưa thể thanh toán đơn hàng bằng ví điện tử hoặc ngân hàng nội địa. Tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp trong nước có thể tích hợp cổng thanh toán trực tuyến vào website bán hàng nhằm cung cấp nhiều cách thanh toán tiện lợi cho người tiêu dùng, từ đó gia tăng tỷ lệ chốt đơn.
Xây dựng chính sách hậu mãi
Càng có nhiều sự lựa chọn, người tiêu dùng sẽ càng khắt khe hơn. Họ mong muốn nhận được sự yên tâm và bảo đảm như khi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Đó lý do mà các doanh nghiệp trong nước cần đầu tư nhiều cho chính sách hậu mãi và biến nó trở thành công cụ hiệu quả để “giữ chân” người tiêu dùng.
Để thu hút khách hàng, bên cạnh các chính sách đổi trả và hoàn tiền, doanh nghiệp có thể triển khai thêm các dịch vụ mang tính cá nhân hóa, chẳng hạn như hỗ trợ kỹ thuật 24/7, dịch vụ bảo dưỡng định kỳ cho các sản phẩm đặc thù, quà tặng cho khách hàng thân thiết,…
Kết luận
Có thể thấy, việc các sàn ngoại liên tục đổ bộ vào Việt Nam trong năm 2024 đã đem đến nhiều biến động to lớn. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải nhận thức được những rào cản đang tồn tại và tìm cách khắc phục chúng.
Trên hành trình này, AppotaPay luôn sát cánh với các doanh nghiệp thông qua những giải pháp thanh toán hiện đại như Cổng thanh toán, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và cải thiện tỷ lệ chốt đơn một cách hiệu quả.
Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm các giải pháp thanh toán số của AppotaPay tại đây!
Bài viết liên quan
Bài viết liên quan
Sẵn sàng để bắt đầu?
Hưởng chiết khấu hấp dẫn dành riêng cho các đối tác
của AppotaPay!
Thanh toán toàn diện - Kết nối thuận tiện
Trải nghiệm giải pháp công nghệ số mới nhất từ AppotaPay.
Liên hệ
Trụ sở chính: số 15-17, ngõ 81 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Chi nhánh: Tầng 4, số 408, Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tổng đài hỗ trợ tư vấn: 19006004
Liên hệ kinh doanh: (+84) 907788363
DỊCH VỤ
Trải nghiệm
Đã được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán số 74/GP-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam vào 08/10/2020.
Thanh toán toàn diện - Kết nối thuận tiện
Trải nghiệm giải pháp công nghệ số mới nhất từ AppotaPay.
Liên hệ
Trụ sở chính: số 15-17, ngõ 81 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Chi nhánh: Tầng 4, số 408, Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tổng đài hỗ trợ tư vấn: 19006004
Liên hệ kinh doanh: (+84) 907788363
DỊCH VỤ
Đã được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán số 74/GP-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam vào 08/10/2020.